Chuyển đến nội dung chính

Review: Bí mật của Naoko | Keigo Higashino

Một ngày nọ, người đàn ông trung niên nhận được hung tin vợ và con gái bị tai nạn. Trớ trêu, sau tai nạn người vợ thì mất đi thể xác, còn người con lại mất đi linh hồn. Linh hồn người vợ nương náu trong thể xác con gái 11 tuổi đó sẽ ra sao? Người đàn ông tưởng chịu nỗi đau mất đi người vợ, giờ lại nhận ra mình mất đi con gái và phải chung sống với vợ mình như một “người cha”, chuyện gì sẽ xảy ra?


Cốt truyện và hướng tiếp cận quen mà lạ


Mặc dù Higashino Keigo được mệnh danh là “Ông hoàng trinh thám Nhật Bản” với nhiều tiểu thuyết trinh thám nổi đình nổi đám như: Phía sau nghi can X, Bạch dạ hành, Thánh giá rỗng, Phương trình hạ chí,... nhưng Bí mật của Naoko lại mang đến một cốt truyện, một hướng tiếp cận hoàn toàn khác.




Bí mật của Naoko vẫn có yếu tố đi tìm sự thật ẩn giấu đằng sau những trăn trở, khúc mắc của nhân vật nhưng lại nhuốm màu thần bí, theo mô - típ “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt” - Hoán hồn, đổi xác. Nhưng khác với nhiều kịch bản là sau một biến cố nào đó, nhân vật có thể quay trở về với thể xác của mình, Bí mật của Naoko mang đến cốt truyện cực kỳ oái oăm, ngang trái.

Thông qua những tình huống trớ trêu, nhà văn Higashino Keigo khắc họa những biến đổi tâm lý phức tạp, tình cảm vợ chồng - tình phụ tử, thù hận - bao dung, tình yêu - ham muốn thể xác, ích kỷ - hi sinh,...

Tình huống truyện bắt đầu bằng một vụ tai nạn giao thông, đây không phải một điều quá mới, thậm chí còn là kiểu tình huống bắt đầu câu chuyện “quen thuộc” trong các bộ phim, câu chuyện nhưng vẫn mang tính thời sự cao.

Chủ đề tâm linh, thay hồn đổi xác, cũng không mới nhưng ở Bí mật Naoko, nó vẫn rất độc đáo, mới lạ và khiến người đọc tốn cả “một lít nước mắt” vì tình huống trớ trêu mà tác giả đặt ra cho nhân vật.

Tình huống oái oăm cùng chuỗi bi kịch

Heisuke, một người đàn ông trung niên 40 tuổi, có cuộc sống bình dị với vợ và con gái, một ng việc ngày làm 8 tiếng, tối lại về nhà ăn cơm vợ nấu, xem phim và đi ngủ. Cuộc sống tường cứ êm đềm trôi qua cho đến khi hung tin vợ và con gái gặp tai nạn giao thông.

Tai họa ập xuống cũng khiến anh rơi vào một tình huống vô cùng oái oăm. Vụ tai nạn tưởng đã đã cướp đi người vợ của anh – Naoko nhưng thực ra lại cướp đi linh hồn của đứa con gái 11 tuổi – Monami và thân xác của người vợ.

Nỗi đau chưa dứt thì cú sốc khó tin ấy ập đến. Heisuke phải làm thế nào để đối mặt với chuyện linh hồn của Naoko lại nhập vào thể xác của con gái Monami?

“…Heisuke nhìn vào bóng tối, thầm nghĩ không biết gã vừa mất vợ hay mất con gái”.

Nếu anh coi người tỉnh dậy là vợ mình, làm sao có thể gần gũi như vợ chồng khi trước mặt là cơ thể cô con gái bé bỏng. Còn nếu coi đó là con gái mình, anh cũng chẳng thể nào bắt đầu cuộc sống hôn nhân với người phụ nữ khác khi còn trách nhiệm với “ con gái 11 tuổi” và người vợ “không thể lộ diện” kia của anh sẽ phải đối diện ra sao?

Heisuke cứ thế sống trong sự giày vò của một người đàn ông vẫn còn nhiều ham muốn thể xác, từ bỏ cuộc sống mới, trở thành “ông bố đơn thân”, để rồi bắt đầu ích kỷ, ghen tuông khi Naoko trong cơ thể con gái dậy thì, duyên dáng như một thiếu nữ và bắt đầu có những mối quan hệ riêng. 

Còn Naoko thì sao? Tỉnh dậy trong thân xác con gái trong khi tất cả kí ức về người chồng vẫn còn nguyên vẹn, cả tình yêu lẫn ham muốn thể xác của người phụ nữ trưởng thành cũng khiến cô phải giằng xé chẳng khác gì Heisuke. Cô vừa đau khổ vì mất con, vừa hi vọng ngày con gái trở về, vừa sợ rằng ngày con gái trở về cũng là ngày mình phải biến mất. Nhưng rồi cô lựa chọn coi việc tỉnh dậy trong thân xác con gái như một cơ hội sống cuộc đời mới. 

Suốt bao năm sống trong thân xác con gái, Naoko luôn làm tròn trách nhiệm của một người vợ, vừa đi học vừa nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc Heisuke. Có thể nói, trong thân xác một bé gái chỉ hơn 10 tuổi nhưng sự nỗ lực của cô gấp 2-3 lần những người phụ nữ khác. 

Tất cả cũng vì một phần toại nguyện cho bản thân và một phần xây dựng nền móng cho con gái. Cô không muốn bỏ lỡ những việc mà cô đã không thể làm khi còn là Naoko vào độ tuổi ấy. Cũng nuôi hi vọng nếu có ngày con gái trở lại, Monami có thể vững vàng bước tiếp.

Cuộc sống của “ con gái” và “ông bố đơn thân” tưởng vậy có thể êm đềm trôi qua. Nhưng tác giả lại mang đến "những điều kỳ thú" khi đẩy câu chuyện lên cao trào bằng những biến đổi tâm lý hết sức “hợp tình hợp lý” ở phía nhân vật Naoko.

Trong thân thể cô gái mới lớn, Naoko như cảm nhận được sự sống mới, thanh xuân và tuổi trẻ mộng mơ, cô với những mối quan hệ với bạn khác giới đã khiến người làm chồng như Heisuke bắt đầu nổi cơn ghen và tính ích kỷ. Đỉnh điểm là việc Heisuke đặt máy nghe lén điện thoại của Naoko thì đó như một "ngòi nổ" cho mối quan hệ kỳ dị này.

Và cuối cùng, Naoko đã lựa chọn cách giải thoát cho cuộc hôn nhân này, cho cô và Heisuke theo cách của riêng .

Khi tất cả mọi người đều tưởng rằng câu chuyện đã có một cái kết toàn vẹn, thì không, nhà văn Higashino Keigo lại mang đến một cú twist khiến độc giả thật sự bất ngờ và đến lúc này người đọc hiểu vì sao tác phẩm này được đặt tên là “Bí mật của Naoko”.

Một đám cưới diễn ra, chú rể không ai khác là con trai của người lái xe năm xưa và “con gái” của Heisuke - gia đình nạn nhân năm xưa. Nhưng chỉ có Naoko và Heisuke biết, cô dâu thực sự là ai.

Lựa chọn chôn dấu bí mật mãi mãi, có lẽ là cách mà cả Naoko và Heisuke lựa chọn để bảo vệ tình yêu của mình, để giải thoát cho đối phương và cho chính mình.

Sau tất cả, cái kết bất ngờ cùng Bí mật của Naoko là cảm xúc buồn đến nhức nhối. Tình yêu là nỗi đau. Tình yêu là hy sinh. Nỗi buồn không thể nhìn thấy bằng mắt mà chỉ có thể cảm nhận bằng tim. Buồn nhưng vẫn không khỏi khâm phục, cảm thán bởi một tình yêu quá đẹp đẽ, sự hi sinh quá cao cả.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Outline content là gì? Các bước lên Outline Content cho bài viết

Được coi như “xương sống" của bài viết, outline content giúp người viết dễ dàng định hình được bố cục bài viết, bám sát chủ đề, lựa chọn ra được ý tưởng đắt giá nhất, luận điểm hay nhất cho bài viết và tránh được sót ý, lan man khi viết. Outline Content là gì? Outline có nghĩa là đề cương hoặc dàn ý, tập hợp những vấn đề cốt lõi, những điểm chính quan trọng để từ đó phát triển thành một bài viết. Giống như việc đi việc xây một ngôi nhà phải đặt móng vững chắc, dựng các cột trụ chính để các viên gạch  sau đó  được đặt lên không bị lệch khỏi thiết kế. Viết bài cũng vậy, bạn cần phải xác định chủ đề (xây móng) và dựng lên outline (các cột trụ chính) để bài viết tạo được sự thống nhất, có các luận điểm vững chắc và giúp cho việc sáng tạo nội dung (xây các viên gạch khác) trở nên dễ dàng hơn. Thông qua outline người viết có thể nhìn rõ tổng thể và xuyên suốt các ý của bài viết, tránh sót ý, thiếu ý, tránh lạc đề, hay sắp xếp bố cục thiếu logic. Một outline tốt, với các ý tưởng độc đáo

4 lý do tại sao Content Marketing lại khó hơn Content Quảng cáo?

Nếu tạo ra Content Advertising (nội dung quảng cáo) hấp dẫn là một thách thức thì việc tạo ra Content Marketing (nội dung tiếp thị) là một "cuộc chơi" dài hơi. Trên hành trình sáng tạo nội dung có rất nhiều lý do khiến chiến lược content marketing không đạt được  hiệu quả  mong muốn và các doanh nghiệp bỏ dở. Hiểu được những nguyên nhân này và cách khắc phục sẽ giúp bạn xây dựng một chiến dịch content thành  cô ng hơn khi bắt tay vào việc. 1. Content Marketing khác với Content Quảng cáo Điều đầu tiên mà các doanh nghiệp gặp khó khăn là tạo ra nội dung thực sự có giá trị mà không cần lồng quảng cáo vào thông điệp. Content markeing đơn giản là việc cho đi những nội dung có giá trị (và đôi khi là độc quyền) mà không chứa bất kỳ một câu pr sản phẩm, một thông điệp quảng cáo hay chiêu trò bán hàng nào. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được bởi cần sự đầu tư cả về thời gian và nguồn lực. Giả sử tôi đang tìm hiểu về căn bệnh gan nhiễm mỡ và đọc được các hậu quả